Hiện nay, ngày càng có nhiều giáo viên áp dụng phương pháp hybrid – học tập kết hợp để có được sự linh hoạt, quyền truy cập vào tài nguyên lớn hơn và tạo được thói quen học tập trực tuyến ở các lớp học truyền thống. Đối với những người được trang bị các công cụ thích hợp, câu hỏi vẫn là làm thế nào để xây dựng một khóa học kết hợp để đạt được kết quả tốt nhất? Trong blog này, ClassIn sẽ hướng dẫn bạn qua 7 bước quan trọng để xây dựng lớp kết hợp của bạn.
Học tập kết hợp là một mô hình giáo dục mà một số học sinh sẽ tham gia các lớp học trực tiếp, trong khi những bạn còn lại sẽ kết nối từ xa qua phần mềm dạy học trực tuyến. Một khóa học kết hợp sẽ kết nối các phía với nhau: từ trực tuyến lẫn ngoại tuyến một cách hiệu quả và có ý nghĩa.
Tuy nhiên, trước khi giảng bài, giáo viên có thể phải đối mặt với một số thách thức chính: làm thế nào để thiết kế một khóa học kết hợp thành công? Có nên chuẩn bị trước khi đến lớp không? Làm thế nào để thực hiện các hoạt động trong lớp học? Làm thế nào để quản lí và thực hiện các bài kiểm tra trực tuyến? Để giải đáp những câu hỏi đó, ClassIn sẽ chia sẻ bảy bước để thiết kế một khóa học kết hợp theo mong muốn của giáo viên.
Trước khi thiết kế giáo án một khóa học kết hợp của bạn, đừng quên tự hỏi mình hai câu hỏi:
1. Làm thế nào bản thân có thể chuẩn bị cho khóa học kết hợp?
2. Học sinh nên làm gì để chuẩn bị cho lớp học?
Đối với câu hỏi trước, không cần quá nhiều, chỉ cần đảm bảo rằng lớp học của bạn được trang bị tốt và những học sinh từ xa hoặc trực tiếp sẽ tham gia lớp học của bạn đúng giờ. Các công cụ hỗ trợ học tập kết hợp đã cung cấp rất nhiều cho bạn về mặt công nghệ. Hãy xem xét 5 công cụ hỗ trợ học tập kết hợp sau đây!
Đối với câu hỏi thứ hai, hãy nhớ nhắc học sinh của bạn về các tài liệu như bài báo in, sách giáo khoa trực tuyến, tài liệu học tập, v.v. Ngoài ra, hãy nhắc nhở các em chuẩn bị cho những cuộc thảo luận hoặc thuyết trình trong lớp, nếu có.
Theo Yael Grushka-Cockayne đến từ Nhà xuất bản Giáo dục Harvard Business chia sẻ rằng: “Khi sắp xếp khóa học của bạn lại với nhau, hãy nghĩ về những gì học sinh sẽ làm hoặc giải quyết vào bất kỳ ngày nào; hãy đảm bảo bạn đang lên kế hoạch cho một khóa học sẽ làm đa dạng trải nghiệm của sinh viên.” Vì vậy, chia nhỏ học sinh của bạn thành các nhóm nhỏ hơn có thể giúp ích rất nhiều.
Trong quá trình nghiên cứu tình huống, học sinh trong các lớp học truyền thống có thể tham gia thảo luận trực tiếp và các nhóm trực tuyến có thể thực hiện các dự án hay bài tập khác trong thời gian chờ đợi.
Một khóa học kết hợp bao gồm một số hoạt động mà chúng ta có thể tưởng tượng nhờ những tiến bộ công nghệ và các xu hướng giáo dục mới, chẳng hạn như các bài nghiên cứu, các dự án nhóm, tranh luận, thuyết trình và nghiên cứu. Khi thiết kế các hoạt động trong lớp, bạn có thể cân nhắc đến các tiêu chí bao gồm:
Các câu đố hoặc bài kiểm tra về khái niệm mang đến nhiều cơ hội cho giáo viên muốn kết hợp đánh giá định kỳ. Các câu đố ngắn gọn, so với các bài tập không có thời hạn, cung cấp cho sinh viên cơ hội ôn tập thường xuyên hơn và cung cấp cho thầy cô những dữ liệu liên quan đến hiệu suất và tiến độ của sinh viên.
Do giới hạn thời gian chặt chẽ hơn, những câu đố này chứng minh trở nên công bằng cho cả học sinh trực tiếp và trực tuyến. Công nghệ có thể giúp hợp lý hóa các quy trình này. Ví dụ như ClassIn cho phép bạn phát bảng đen nhỏ, sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc tạo báo cáo học tập dựa trên dữ liệu sau đó.
Ưu tiên sắp xếp đánh giá linh hoạt trong một khóa học kết hợp có nghĩa là chuyển trọng tâm từ các đánh giá trong thời gian ngắn, sang các phương pháp bền vững hơn tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của học sinh, giúp các em kiểm soát và làm chủ nhiều hơn đối trong cả một quy trình.
Đánh giá linh hoạt mang tính toàn diện, tập trung vào học tập, minh bạch và chia sẻ. Bạn có thể thiết kế hệ thống đánh giá của riêng mình có bao gồm những đặc điểm như các vị trí, các lịch trình khác nhau của học viên, v.v. Để hỗ trợ thêm cho việc triển khai các khóa học kết hợp của bạn cho năm 2023, bạn cũng có thể tham khảo bài viết về “Những phương pháp đánh giá khác nhau trong mô hình kết hợp” của Đại học Teesside.
Thu thập phản hồi từ sinh viên của bạn về kinh nghiệm trong các khóa học kết hợp là một cách có giá trị để đánh giá và điều chỉnh việc giảng dạy của bạn. Bằng cách hiểu liệu sinh viên học tập hiệu quả với phương pháp giảng dạy của bạn và có được học hỏi từ các khóa học hay không, bạn sẽ có khả năng cải thiện các khóa học kết hợp của mình một cách tối ưu hơn.
Bất kể những loại phản hồi nào, bạn sẽ muốn tất cả học sinh có thể phản ánh và đóng góp một cách tích cực và có ý nghĩa.
Các mô hình phản hồi liên tục là một loạt các cuộc trò chuyện có cơ sở, diễn ra liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ, công ty phần mềm Adobe nhận thấy mô hình phản hồi liên tục là một trong những cách thành công nhất để tăng mức độ gắn kết và năng suất của nhân viên, điều này cho thấy một sự gia tăng ấn tượng về tỷ lệ thành công của dự án.
Điều tương tự cũng đúng với các giáo viên và học sinh trong khóa học kết hợp. Phản hồi liên tục từ sinh viên cả trực tiếp và trực tuyến có thể giúp giáo viên tối ưu và cải thiện các khóa học kết hợp của họ. Vì vậy, hãy nhớ thu thập phản hồi của học sinh về các hoạt động, câu đố hoặc đánh giá của bạn và thực hiện các thay đổi kịp thời để mang đến một khóa học kết hợp thành công!